Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Dệt may và TPP, nỗi lo còn dài

Với TPP, xuất khẩu của ngành dệt may được kỳ vọng tăng mạnh nhất, khi 184/186 sản phẩm dệt may không bị áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi” (Yarn - forward origin rule). Nhưng điều đáng tiếc là 184 sản phẩm này chỉ chiếm 15% thị phần trong thị trường TPP, 85% thị phần nằm trong hai sản phẩm còn lại, như Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa nói trước Quốc hội.

Với TPP, xuất khẩu của ngành dệt may được kỳ vọng tăng mạnh nhất, khi 184/186 sản phẩm dệt may không bị áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi”
Nỗi lo TPP.
Chưa kể, ngành này lâu nay phát triển nhờ gia công xuất khẩu và phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm đến 60-72% kim ngạch xuất khẩu dù chỉ chiếm 25% tổng số doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Cho nên, dù xuất khẩu có tăng trưởng thì dòng tiền sẽ chảy vào túi các doanh nghiệp nước ngoài nhiều hơn thay vì các doanh nghiệp Việt Nam.

Thời gian qua, tuy tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã triển khai nhiều dự án, chủ yếu vào ngành may, để chuẩn bị cho TPP nhưng Trung Quốc và một số quốc gia khác còn đổ tiền đầu tư lớn hơn, kể cả việc xây khu công nghiệp dệt may (tại Nam Định).

Các doanh nghiệp may của chúng ta hiện gần như chỉ tập trung gia công sản phẩm - công đoạn dù sử dụng rất nhiều lao động nhưng giá trị gia tăng không cao - với nguyên liệu chủ yếu nhập từ các nước ngoài khối TPP. Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, dù chuyển hướng sang nguồn nguyên liệu từ các nước TPP như Mỹ, Úc... được miễn thuế nhập khẩu, thì giá thành nguyên phụ liệu vẫn sẽ cao hơn nhiều so với nguồn nhập khẩu bấy lâu nay hay nguồn cung trong nước từ các doanh nghiệp FDI đang nở rộ do lợi thế về giá lao động, chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng. Nhiều doanh nghiệp ở Mỹ đã lên tiếng lo ngại ngành xơ, sợi, vải, phụ liệu may của họ không thể cạnh tranh nổi với nguồn cung giá rẻ này.

Một điều rất quan trọng khác là tính liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong một ngành còn rất lỏng lẻo. Trước đây, khi chưa cổ phần hóa, các công ty sợi - dệt - nhuộm - may trong nước thường là những công ty con của công ty mẹ. Sau giai đoạn cổ phần hóa, các công ty con này trở thành công ty độc lập. Có liên kết với nhau hay không giờ là quyết định của từng công ty dựa trên bài toán hiệu quả kinh doanh chứ không còn là nghĩa vụ như trước và điều này vừa là thuận lợi vừa là khó khăn của các công ty độc lập này. Có giai đoạn các doanh nghiệp dệt - nhuộm phải chịu mua vải đầu vào giá cao hơn mức bình thường do khan hiếm nguồn cung sợi (đầu vào cho dệt) cũng như vải mộc (đầu vào cho nhuộm) mà nguyên nhân xuất phát từ việc các doanh nghiệp chuyên sản xuất sợi ồ ạt xuất khẩu sang Trung Quốc do giá mua phía Trung Quốc cao hơn so với thị trường nội địa. Điều này làm giá vải thành phẩm sau in - nhuộm - hoàn tất cao thêm.

Nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ngành dệt may cho thấy doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ có ưu thế hơn các doanh nghiệp ngành dệt may ở các nước khác trong khối TPP về tiền lương. Lương bình quân của lao động Việt Nam là 48-69 xu Mỹ/giờ, thấp nhất so với các nước như Mexico (56-73 xu Mỹ), Peru (1,17 đô la Mỹ) và Chile (1,86 đô la Mỹ). Thời gian làm việc hàng tuần của lao động Việt Nam thường cao hơn, thường là 48 giờ/tuần, trong khi các nước khác chỉ 40-45 giờ/tuần. Đây cũng là điểm quan trọng khiến người dân tại nhiều nước như Mỹ, Canada, Úc phản đối TPP do lo ngại mất việc làm, tiền lương/tiền công sẽ giảm, thời gian làm việc có khả năng tăng thêm để cạnh tranh với lao động Việt Nam.

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất cần phải tỉnh táo, tự thân vận động để tận dụng được lợi thế mà TPP mang lại bằng các chuẩn bị kỹ hơn về nguồn nhân lực, tìm hiểu những quy định, tiêu chuẩn bắt buộc tuân thủ, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp liên quan và dự phòng nhiều vấn đề nảy sinh chứ không nên trông chờ vào việc sẽ có phép màu tăng trưởng xảy ra mà không phải trả giá.

Nguồn báo Thời báo kinh tế Sài Gòn Online.

Tin tài trợ
Hỗ trợ --> Đầm thời trang
Hỗ trợ --> 
bản tin ngân hàng

4 nhận xét:

Với TPP, xuất khẩu của ngành dệt may được kỳ vọng tăng mạnh nhất, khi 184/186 sản phẩm dệt may không bị áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi” (Yarn - forward origin rule). Nhưng điều đáng tiếc là 184 sản phẩm này chỉ chiếm 15% thị phần trong thị trường TPP, 85% thị phần nằm trong hai sản phẩm còn lại, như Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa nói trước Quốc hội.

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất cần phải tỉnh táo, tự thân vận động để tận dụng được lợi thế mà TPP mang lại bằng các chuẩn bị kỹ hơn về nguồn nhân lực, tìm hiểu những quy định, tiêu chuẩn bắt buộc tuân thủ, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp liên quan và dự phòng nhiều vấn đề nảy sinh chứ không nên trông chờ vào việc sẽ có phép màu tăng trưởng xảy ra mà không phải trả giá.

Với TPP, xuất khẩu của ngành dệt may được kỳ vọng tăng mạnh nhất, khi 184/186 sản phẩm dệt may không bị áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi” (Yarn - forward origin rule). Nhưng điều đáng tiếc là 184 sản phẩm này chỉ chiếm 15% thị phần trong thị trường TPP, 85% thị phần nằm trong hai sản phẩm còn lại, như Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa nói trước Quốc hội.

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất cần phải tỉnh táo, tự thân vận động để tận dụng được lợi thế mà TPP mang lại bằng các chuẩn bị kỹ hơn về nguồn nhân lực, tìm hiểu những quy định, tiêu chuẩn bắt buộc tuân thủ, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp liên quan và dự phòng nhiều vấn đề nảy sinh chứ không nên trông chờ vào việc sẽ có phép màu tăng trưởng xảy ra mà không phải trả giá.

Đăng nhận xét